Trong những năm gần đây, loa thông minh đã nổi lên như một “thế lực” mới trên thị trường thiết bị âm thanh với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao loa thông minh lại có sức hấp dẫn và tốc độ phát triển nhanh như thế.
Loa thông minh là gì?
Về cơ bản, loa thông minh có vẻ ngoài không khác biệt nhiều so với các dòng loa không dây mà mọi người thường gặp. Tuy nhiên, bên trong loa thông minh lại được tích hợp thêm một trợ lý ảo có khả năng tương tác với người dùng qua giọng nói, cụ thể là các câu lệnh đánh thức do nhà sản xuất lập trình sẵn. Với mỗi câu lệnh khác nhau, trợ lý ảo sẽ hỗ trợ người dùng thực hiện những tác vụ tương ứng.
Nguyên lý hoạt động
Hiện tại, trên thị trường đang có 3 loại trợ lý ảo phổ biến nhất là Google Assistant (Google), Alexa (Amazon) và Siri (Apple). Mỗi loại đều có giao diện và tính năng riêng, có thể điều khiển qua giọng nói hoặc ứng dụng trên smartphone, tablet…
Tuy nhiên, cả 3 trợ lý ảo nêu trên và các loại trợ ảo khác kém phổ biến hơn đều có cùng một nguyên lý hoạt động: nhận lệnh của người dùng qua công nghệ nhận dạng giọng nói, phân tích bằng thuật toán và thực hiện tác vụ người dùng yêu cầu. Hơn nữa, khi sử dụng càng nhiều, trợ lý ảo sẽ ngày càng thông minh hơn, từ đó xử lý mọi việc chính xác hơn.
Các tác vụ loa thông minh có thể thực hiện
Thông thường, loa thông minh chủ yếu được dùng để nghe nhạc, radio hoặc phát tin tức qua kết nối WiFi cũng như Bluetooth. Bên cạnh đó, loa thông minh còn có thể trở thành một trợ lý đắc lực với khả năng nhắc nhở công việc, đặt lịch hẹn, báo thức, dự báo thời tiết, tra thông tin hay thậm chí, giúp người dùng mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng loa thông minh như trung tâm điều khiển của một ngôi nhà thông minh. Sau khi hoàn tất thiết lập, loa có thể kết nối và điều khiển nhiều loại thiết bị thông minh khác trong nhà, từ hệ thống đèn, điều hoà, tủ lạnh, ổ khoá, hệ thống an ninh hay TV…
Ưu điểm và nhược điểm của loa thông minh
Ưu điểm
+ Kích thước nhỏ gọn: Hầu hết các dòng loa thông minh hiện nay đều có kích thước nhỏ gọn như một chiếc loa di động, giúp người dùng dễ dàng bố trí ở những nơi phù hợp trong căn hộ.
+ Điều khiển đơn giản: Chỉ cần đọc các câu lệnh có chứa từ khoá đánh thức tương ứng, ví dụ như “Hey Siri” đối với trợ lý ảo Apple Siri, loa sẽ bắt đầu ghi nhận giọng nói của người dùng và thực hiện thao tác tương ứng.
+ Chất âm cải thiện dần theo thời gian: Khi mới ra mắt, loa thông minh chủ yếu tập trung vào tính năng hỗ trợ hơn là trình diễn âm thanh. Tuy nhiên, các mẫu loa thông minh mới hiện nay đã được cải thiện đáng kể cấu hình phát nhạc, cho chất lượng âm thanh không hề thua kém các mẫu loa nghe nhạc chuyên dụng.
Nhược điểm
+ Giá thành cao: So với các dòng loa không dây thông thường, loa thông minh thường có giá thành cao hơn đáng kể.
+ Chưa hỗ trợ tiếng Việt: Hầu hết các trợ lý ảo trong loa thông minh hiện nay vẫn chưa hỗ trợ gói ngôn ngữ tiếng Việt. Điều này đồng nghĩa rằng người dùng cần phải biết tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ khác mà trợ lý ảo hỗ trợ để có thể sử dụng.
Mua loa thông minh ở đâu?
Tại thị trường Việt Nam, loa thông minh đã dần phổ biến hơn trong những năm gần đây và không khó để tìm được nơi bán. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín để được hỗ trợ tốt nhất về mặt kỹ thuật và các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sau khi mua hàng.
Giữa các đơn vị bán lẻ loa thông minh có trên thị trường Việt Nam, AudioEasy là một điểm đến lý tưởng mà mọi người có thể đưa vào danh sách cần ghé qua. Bên cạnh mức giá hấp dẫn, AudioEasy còn sở hữu đội ngũ tư vấn và kỹ thuật viên có thể giúp người dùng lựa chọn được sản phẩm ưng ý khi ghé qua showroom.